Nối đất trong hệ thống điện giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng và các thiết bị điện. Phải chăng công dụng của hệ thống này chỉ có thể? Cần lưu ý những gì trong quá trình lắp đặt để hạn chế gặp rủi ro khi nối đất? Cùng tìm hiểu chi tiết nội dung này qua bài viết ngay dưới đây!
1. Nối đất trong hệ thống điện là gì?
Nối đất trong hệ thống điện còn gọi là hệ thống tiếp địa. Hệ thống này có tác dụng tản phát dòng điện phát sinh không mong muốn vào trong đất. Việc này nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho cả người và tài sản khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các thiết bị điện
Quy trình nối đất rất đơn giản, chỉ cần chôn hoặc cắm một thanh kim loại sâu tối thiểu 10cm vào trong lòng đất. Sau đó nối dây và vỏ thiết bị điện vào. Tuy nhiên, việc nối đất trong hệ thống điện chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Điều này gây ra rất nhiều rủi ro, nhất là khi có sét đánh, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
2. Phân loại nối đất trong hệ thống điện
Căn cứ vào chức năng của việc nối đất vào hệ thống điện, người ta chia thành hai loại như sau:
- Nối đất nhằm mục đích bảo vệ, bao gồm: Nối đất an toàn và nối đất chống sét
- Nối đất làm việc hay còn gọi là nối đất chức năng, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho một số thiết bị, bộ phận của thiết bị. Đây là dạng nối đất bắt buộc, muốn muốn thiết bị điện hoạt động một cách bình thường.
3. Công dụng của nối đất
Hãy thử tưởng tượng, giả sử một thiết bị điện nào đó trong gia đình bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước như máy giặt, tủ lạnh. Trường hợp này rất dễ xảy ra tình trạng điện bị rò rỉ ra bên ngoài vỏ thiết bị. Lúc này, nước sẽ là nguồn dẫn điện. Ngay khi bạn chạm tay vào vỏ thiết bị, rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng mà bạn không thể lường trước được.
Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống nối đất, hầu hết các thiết bị điện hiện nay đều được tích hợp khả năng chống giật, hiệu quả. Trường hợp khẩn cấp, những thiết bị này sẽ có khả năng ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh bị giật điện.
4. Những điều cần lưu ý để tránh gặp rủi ro khi nối đất
Nối đất là biện pháp an toàn để bảo vệ cho người dùng và thiết bị trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc nối đất không đúng cách, sai kỹ thuật đôi khi còn gây ra hậu quả nguy hiểm hơn gấp nhiều lần.
So với điện trở của cơ thể người, điện trở của dây tiếp địa nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, dòng điện sẽ được truyền qua dây tiếp địa và đi xuống lòng đất. Hệ thống tiếp địa sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu dây tiếp đất được tiếp xúc ở một khoảng đất rộng, điện trở dây không vượt quá 4 ôm.
Nếu gia đình bạn ở chung cư hoặc nhà cao tầng thì làm sao có thể lắp đặt hệ thống tiếp địa, khi không được xây dựng sẵn ổ cắm 3 chấu. Bạn có thể tận dụng khung cửa sổ ở trong gia đình mình. Nhưng phải là khung cửa bằng kim loại (khung nhôm, khung sắt… hoặc bất kỳ phần kim loại nào khác được chôn chân sâu vào tường khoảng vài cm.
Lấy một sợi dây kim loại rồi nối từ vỏ thiết bị điện với phần kim loại của vật đó. Nếu phần kim loại mà có lớp sơn bên ngoài thì phải cạo đi, sao cho phần kim loại lộ hẳn ra. Bạn cần phải chắc chắn rằng, vật kim loại đó đã được chôn vào trong chân đường. Bởi nếu không hệ thống tiếp địa này hoàn toàn không phát huy được hiệu quả của mình.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn công dụng và một số chú ý để tránh gặp rủi ro khi nối đất trong hệ thống điện. Liên hệ với TMK.VN ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp lắp đặt hệ thống điện trong gia đình. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
Xem thêm: Đơn Vị Lắp Đặt Hệ Thống Âm Thanh Trường Học Chất Lượng.
CÔNG TY TNHH MTV TRẦN MINH KHANG (TMK)
Địa chỉ: Số 1, đường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại: 0979.438.438.
Email: info@tmk.vn.
Website: http://tmk.vn.